Khổ với đôla hai giá
Tình trạng giá mua bán USD thực tế ở ngân hàng cao hơn giá niêm yết trên 2.000 đồng/USD gây bao khổ sở cho doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có giải pháp để chấm dứt tình trạng này, nếu không sẽ gây méo mó môi trường kinh doanh, làm giá cả tăng thêm.
Trong khi giá USD tự do tăng tốc thì giá USD ngân hàng niêm yết lại đứng yên - Đồ họa: VĨ CƯỜNG - Ảnh: THANH ĐẠM * PGS.TS Trần Hoàng Ngân (thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ): Không nên để vi phạm pháp luật kéo dài Trong điều kiện bình thường, có thể chấp nhận chênh lệch giá do ngân hàng (NH) niêm yết và giá tại thị trường tự do khoảng vài chục đồng/USD. Khi chênh lệch này tăng trên 100 đồng là không bình thường. Thế nhưng, khoản chênh này đã tăng đến cả ngàn, thậm chí trên 2.000 đồng là bất bình thường. Điều đáng lo ngại là tỉ giá chợ đen không chỉ giao dịch với USD tiền mặt mà đã len lỏi vào ngay hệ thống NH, thậm chí trở thành tỉ giá định hướng cho doanh nghiệp và NH giao dịch. Tỉ giá ngoài thị trường tự do tăng bao nhiêu thì giá giao dịch thực giữa các NH tăng bấy nhiêu. Từ đó, tỉ giá do NH niêm yết theo đúng quy định của NH Nhà nước chỉ còn là hình thức. Nếu cứ duy trì tình trạng này, việc hạch toán của doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ bị méo mó, không trung thực. Mua USD giá 21.500 đồng nhưng lại hạch toán 19.500 đồng, còn lại phải hạch toán dưới các hình thức khác. Kéo dài tình trạng này, vô tình đã đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng vi phạm pháp luật. Bởi luật pháp quy định doanh nghiệp và NH phải mua bán USD trong biên độ và tỉ giá liên NH do NH Nhà nước quy định. Chúng ta không thể mặc nhiên thừa nhận tình trạng USD hai, ba giá. Theo tôi, NH Nhà nước cần phải áp dụng các biện pháp, hành chính hoặc kinh tế, để thu hẹp chênh lệch giữa tỉ giá niêm yết và tỉ giá thực giao dịch, để NH và doanh nghiệp có thể giao dịch theo đúng tỉ giá do NH niêm yết. NH Nhà nước cần phải can thiệp mạnh tay, nhất là với thị trường vàng, vì thị trường vàng đang dẫn dắt giá USD tại thị trường tự do, từ đó tác động đến giá USD giao dịch tại các NH. Trên thực tế lượng USD giao dịch trên thị trường tự do không quá lớn, nhưng do NH Nhà nước cứ để giá vàng kéo giá USD tại thị trường tự do mãi, việc cho nhập vàng không mạnh tay, từ đó tạo ra tâm lý giá USD sẽ tăng lan tỏa cả vào hệ thống NH... * Ông Võ Quốc Thắng (chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân trẻ VN): Tỉ giá, lãi suất gây sức ép tăng giá
Không chỉ tỉ giá tăng, doanh nghiệp còn phải chịu gánh nặng lãi suất - Ảnh: T.ĐẠM Tỉ giá tăng giúp hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhưng nó cũng đang gây khó cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không thể chủ động được trong hạch toán công nợ cũng như thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt, tỉ giá USD biến động ảnh hưởng đến một số dự án đầu tư, nhất là đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất vì hầu hết đều phải nhập và trả bằng ngoại tệ. Không chỉ tỉ giá, doanh nghiệp còn chịu gánh nặng lãi suất. Gần đây lãi suất tăng đột biến, doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã khó tiếp cận được vốn nay phải chịu lãi suất cao càng khiến chi phí tăng đột biến. Chi phí tăng ngay thời điểm doanh nghiệp chuẩn bị hàng phục vụ tết, như vậy làm sao có thể giữ giá để cùng Nhà nước bình ổn thị trường. Tình hình này kéo dài buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, lại tạo cơ hội cho hàng ngoại, càng đẩy tình trạng lạm phát và nhập siêu tăng lên. * Ông Phạm Chí Cường (chủ tịch Hiệp hội Thép VN): Đình đốn sản xuất Các doanh nghiệp thép trong nước mới chủ động được 60% nguồn phôi thép sản xuất, phần còn lại phải nhập khẩu. Lãi suất và tỉ giá cùng tăng thì doanh nghiệp buộc phải tăng giá nhưng không phải lúc nào cũng bán được. Không thể phủ nhận có tình trạng đình đốn sản xuất. * Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu: Khó bán USD theo giá niêm yết Chúng tôi có nguồn thu USD từ xuất khẩu, đúng ra phải bán cho NH theo đúng giá niêm yết. Thế nhưng, khi thị trường đều theo tỉ giá thị trường tự do thì chúng tôi cũng không thể đứng ngoài cuộc. Sẽ khó cho người quyết định bán USD cho NH theo giá niêm yết vì khi đó những bộ phận khác trong công ty sẽ đặt câu hỏi có vấn đề gì mới bán theo giá niêm yết. Giả sử với 1 triệu USD, chúng tôi bán cho NH theo giá niêm yết chỉ được 19,5 tỉ đồng nhưng bán theo giá 21.500 đồng thì sẽ được đến 21,5 tỉ đồng, giúp đơn vị tăng được lợi nhuận. Hơn nữa, chúng tôi cũng cần phải bán USD theo giá cao để bù đắp chi phí đang tăng mạnh. Có hai khoản tăng, đó là lãi suất và giá hàng hóa - dịch vụ. Hầu hết các loại nguyên vật liệu, dịch vụ đều tăng do các đơn vị đã tính theo tỉ giá 21.500 đồng/USD. Vì vậy việc bán USD theo giá cao cũng là cách để chúng tôi bù đắp khoản chi phí tăng thêm nhằm đảm bảo duy trì được lợi nhuận của doanh nghiệp. * Một doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu: Phải tăng giá đón đầu Giá USD tăng cao, lại khó mua, chỉ có thể mua theo giá thị trường tự do buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán và mức tăng đó đã lan tỏa vào giá hàng hóa tiêu dùng. Giá USD tăng liên tục, hôm nay 21.000 đồng thì mươi ngày sau đã là 21.500 đồng/USD buộc chúng tôi phải tăng giá đón đầu, nếu không sẽ bị lỗ. Giả sử ngay thời điểm phải trả 21.000 đồng/USD, chúng tôi đã phải kê giá bán lên theo tỉ giá 21.500 đồng/USD. Nay con số này cũng đã bị vượt qua. Doanh nghiệp nào cũng thế, trách chi giá cả không tăng. Chúng tôi muốn tỉ giá ổn định, có tăng cũng phải có lộ trình và rõ ràng thì mới có thể ổn định được giá bán. Một khi doanh nghiệp tính toán và ổn định được giá thành trong một thời gian dài thì giá cả bớt nhấp nhổm. Resco Bình Thạnh - Theo Tuoitreonline Thông tin khác |
Thành viên đăng nhậpSàn giao dịch BĐSXem tất cả
Đang cập nhật thông tin Thông tin tỉ giá Tỷ giá (Exchange rate)
(Vietcombank)
|