Sân bay trên nóc cao ốc sẽ phục vụ ai?

Trong khi hệ thống bãi đỗ máy bay trực thăng trên nóc toà nhà đã trở nên phổ biến ở nhiều nước, thì ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ. Bởi trên thực tế, số sân bay trực thăng đã được cấp phép đến nay quá ít, mới chỉ có 2 sân bay: Một ở Hà Nội và một ở Thành phố Hồ Chí Minh.


Ngoài chức năng cứu hộ cứu nạn trong các trường hợp đặc biệt, sân bay trên nóc nhà còn phục vụ cho an ninh quốc phòng và bảo vệ các yếu nhân. Trong ảnh là sân bay trên tầng 50 toà nhà Bitexco, Tp. Hồ Chí Minh, toà nhà đầu tiên của Việt Nam có bãi đỗ trực thăng! - Ảnh: Nguồn Internet
Thông tin từ Vụ Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nước ta mới chỉ có hai bãi đỗ trực thăng đã được cấp phép: Một ở sân trước cửa Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) và một nữa ở tầng thứ 50 của toà tháp Bitexco tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đây, Toà đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn cũng có sân bay trên nóc toà nhà. Tuy nhiên, sau năm 1975, khi nước ta hoàn toàn giải phóng, chức năng sân bay trên nóc toà nhà này cũng không còn.

Nếu như chủ toà nhà Keangnam Landmark Tower, Hà Nội được Bộ tổng Tham mưu QĐND Việt Nam cho phép thiết lập và vận hành sân bay trên nóc toà tháp, thì đây mới là trường hợp thứ 3 được cấp phép hoạt động sân bay trực thăng.

Theo ông Lê Đình Tri, Vụ phó Vụ Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng), mục đích của bãi đỗ máy bay trên nóc toà nhà, trước hết phục vụ chính toà nhà trong việc cứu hộ cứu nạn trong các trường hợp đặc biệt. Sau nữa, nó phục vụ cho an ninh quốc phòng và bảo vệ các yếu nhân.

Với những mục đích trên, thì việc có một bãi đỗ máy bay trực thăng trên nóc các toà nhà cao tầng là hết sức cần thiết. Nhưng cho đến thời điểm này, rất nhiều khách sạn 5 sao hay nhiều dự án toà nhà chọc trời khác đang xây dựng khắp Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh cũng không thấy nói đến việc xin phép làm bãi đỗ máy bay trực thăng trên nóc toà nhà.

Điều đó chứng tỏ, việc cấp phép làm bãi đỗ máy bay trên nóc toà nhà ở nước ta khắt khe như thế nào. Bởi, việc thiết kế toà nhà có thêm sân bay, kéo theo các giải pháp về mặt kỹ thuật, kết cấu và sự an toàn cho chính toà nhà và cuộc sống người dân. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng (ANQP).

Thế mới có chuyện, ngay cả cả khi các cơ quản quản lý về xây dựng đồng ý, chủ toà nhà cũng chưa chắc được sở hữu sân bay. Bởi, chỉ khi được cơ quan ANQP cho phép, khi ấy chủ toà nhà mới có thể sở hữu bãi đỗ trực thăng.

Khi đã được sở hữu sân bay trực thăng rồi, thì việc vận hành sân bay và máy bay đậu trên nóc sẽ phục vụ cho chính toà nhà, chứ nó không trở thành sân đỗ cho cộng đồng hay của cơ quan an ninh.

Tuy nhiên, việc các máy bay tại đây được bay như thế nào, bay vào những giờ giấc nào lại thuộc về chuyên môn của cơ quan ANQP và do cơ quan này quy định.

Cũng theo ông Lê Đình Tri, trong trường hợp sân bay trực thăng trên nóc toà nhà Keangnam, Hà Nội (công trình gần như đã hoàn thiện vừa được chủ đầu tư kiến nghị bổ sung lắp đặt sân bay trên nóc toà nhà) được cơ quan ANQP cấp phép hoạt động, kết cấu toà nhà, mà cụ thể là bề mặt đỗ chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi để đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn.

Ngoài ra, các yếu tố khác như độ cao, diện tích bề mặt và những yếu tố khác nhằm đảm bảo an toàn cho toà nhà và cuộc sống của cư dân khi sân bay đi vào hoạt động cũng là những tiêu chuẩn khắt khe để cơ quan ANQP xem xét để cấp phép cho sân bay đi vào hoạt động.

Resco Bình Thạnh - Theo Vietnamnet



Trang      Về trước ...   16    17    18    19    20  21   22    23    24    25    26    27  ...    Trang kế

Thành viên đăng nhập



Sàn giao dịch BĐSXem tất cả

Đang cập nhật thông tin

Thông tin tỉ giá

  Tỷ giá (Exchange rate)
(Vietcombank)
 
(Sacombank)