Ngân hàng Nhà nước mua 1 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước bắt đầu chọn thời điểm giá tốt để mua đôla từ các ngân hàng thương mại, chứ không hoàn toàn đứng ngoài cuộc như tháng tư.

Khối lượng mua tính đến cuối tuần trước đạt 1 tỷ USD và chủ yếu được mua vào thời điểm giá rất thấp, theo Thời Báo Kinh tế Sài Gòn.

Trao đổi với VnExpress.net, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu không cho biết số liệu thống kê cụ thể, chỉ xác nhận cơ quan này vẫn đang chọn thời điểm hợp lý để mua, bởi theo ông đây là nghiệp vụ bình thường của ngân hàng trung ương.

Một số ngân hàng thương mại cho biết, họ cũng đã bán được cho Ngân hàng Nhà nước nhưng không nhiều, vì vẫn phải lo đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hơn nữa, để bán được cho Ngân hàng Nhà nước phải đáp ứng những điều kiện không dễ dàng.

Câu chuyện Ngân hàng Nhà nước mua đôla từ các ngân hàng thương mại dù là nghiệp vụ thông thường, song rất được thị trường chú ý những ngày này. Do thiếu vốn tiền đồng, trong khi nguồn đôla mua được từ khách hàng dồi dào hơn trước, các ngân hàng kỳ vọng bán đôla cho Ngân hàng Nhà nước để có được tiền đồng bù đắp thanh khoản. Tuy nhiên, do theo đuổi mục tiêu chống lạm phát, Ngân hàng Nhà nước rất dè dặt mỗi khi quyết định bơm tiền đồng cho các ngân hàng thương mại, dù đây là giai đoạn thuận lợi để tăng dự trữ ngoại hối với chi phí hợp lý.

Cách đặt giá mua, bán đôla tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy rất rõ điều này. Kể từ sau ngày tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3% và co hẹp biên độ giao dịch 1%, giá Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mua thấp hơn cả mức ngân hàng thương mại mua được từ khách hàng, và dĩ nhiên thấp hơn rất nhiều so với mức các ngân hàng thương mại có thể bán ra. Mãi đến 29/4, Ngân hàng Nhà nước mới bắt đầu phát tín hiệu mua vào bằng cách đẩy giá mua lên cao hơn giá bán của các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, thời gian đặt giá như vậy không nhiều, vỏn vẹn 6 phiên sau ngày 29/4. Đợt dài nhất diễn ra liên tiếp từ 11-15/5, khi giá bán của các ngân hàng thương mại chỉ khoảng 20.620-20.650 đồng một đôla.

Giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước luôn thấp hơn so với mức giá ngân hàng thương mại có thể bán ra. Giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước (giá mua SBV) luôn thấp hơn so với mức giá ngân hàng thương mại có thể bán ra (giá bán VCB). Đến cuối tháng 4, các ngân hàng thương mại mới bắt đầu bán được đôla cho Ngân hàng Nhà nước, song không nhiều.

Bắt đầu từ 16/5, khi giá mua bán của các ngân hàng thương mại tăng cao theo tin đồn áp trần lãi suất cho vay tiền đồng, Ngân hàng Nhà nước lại bắt đầu ghìm giá mua thấp hơn giá bán của các ngân hàng thương mại.

Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước xác nhận, hoạt động mua vào đã dừng sau hôm 15/5.

Trong khi rất thận trọng mua đôla từ các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước hầu như không bán đôla ra suốt một tháng qua. Kể từ giữa tháng tư, khi các ngân hàng bắt đầu mua được nhiều đôla hơn từ doanh nghiệp và với giá trong biên độ cho phép, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu để giá bán ra cao hơn nhiều so với mức giá các ngân hàng thương mại có thể mua được. Khoảng vênh này, lúc thấp nhất là 5 đồng, cao nhất lên tới 414 đồng một đôla Mỹ.

Suốt từ giữa tháng tư đến nay, giá bán của Ngân hàng Nhà nước luôn cao hơn rất nhiều mức giá ngân hàng thương mại có thể mua. Suốt từ giữa tháng tư đến nay, giá bán của Ngân hàng Nhà nước luôn cao hơn rất nhiều mức giá ngân hàng thương mại có thể mua.

Hiện thị trường vẫn chờ đợi thông tin lãi suất Việt Nam đồng có được điều chỉnh hay không và điều chỉnh theo hướng nào. Tuần trước, nhiều người đề cập tới phương án nới (hoặc gỡ) trần lãi suất huy động đồng thời áp trần lãi suất cho vay tiền đồng. Việc áp trần lãi suất cho vay sẽ giúp kiềm chế chi phí vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, song có thể khiến tỷ giá tăng cao trở lại khi lợi tức từ tiền đồng không hấp dẫn và không đủ bù đắp lạm phát cao như hiện nay.

Bình Thạnh Resco - Theo VnExpress


Trang      Về trước   1  2   3    4    5    6    7    8    9    10    11    12  ...    Trang kế

Thành viên đăng nhập



Sàn giao dịch BĐSXem tất cả

Đang cập nhật thông tin

Thông tin tỉ giá

  Tỷ giá (Exchange rate)
(Vietcombank)
 
(Sacombank)