Sản xuất vàng miếng sẽ khó như in tiền

Quy trình mới mà Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng có thể tháo gỡ vướng mắc hiện nay trong thu đổi vàng miếng cong vênh, nhưng sẽ đặt hoạt động gia công, dập đúc dưới sự kiểm soát ngặt nghèo không kém gì in tiền.

Một nguồn tin có thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đang hoàn tất dự thảo quy trình sản xuất phù hợp với cơ chế mới về quản lý kinh doanh vàng miếng. Theo đó, sản xuất vàng miếng sẽ thuộc độc quyền Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức và thuê một đơn vị gia công với sự giám sát chặt chẽ.

Hiện nay vàng miếng SJC có tính thanh khoản cao nhất, chiếm hơn 90% thị phần. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng thương hiệu này cho sản phẩm vàng miếng dập đúc theo quy định mới.

"Hoạt động sản xuất vàng miếng sẽ được giám sát chặt, gần như in tiền. Từ khâu mở máy, quá trình sản xuất cho tới khi đóng máy, đều có cán bộ của Ngân hàng Nhà nước giám sát", nguồn tin này nói.

Nhà máy in tiền quốc gia hiện nay hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, thuộc Ngân hàng Nhà nước. Được chỉ định gia công vàng miếng trong thời gian tới có thể là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP HCM.

Theo quy trình mới, SJC vẫn được phép triển khai các nghiệp vụ kinh doanh bình thường theo giấy phép, nhưng riêng hoạt động dập đúc chỉ được phép gia công theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

"Dự thảo quy trình sẽ cần xin ý kiến của UBND TP HCM trước khi ban hành ngay tháng 6", nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước xác nhận.

Vấn đề xử lý vàng miếng cong vênh, không đủ tiêu chuẩn lưu thông cũng được đề cập trong dự thảo này. Doanh nghiệp gia công theo đặt hàng của Ngân hàng Nhà nước có thể được dùng nguyên liệu thô để dập đúc vàng miếng, hoặc cũng có thể là vàng của các thương hiệu khác muốn chuyển đổi thành SJC, vàng miếng SJC dập đúc trước đây nhưng nay không còn đủ tiêu chuẩn lưu thông vì cong, vênh, mờ series... Tuy nhiên, tất cả các loại nguyên liệu sử dụng đều phải có nguồn gốc rõ ràng, chứng từ hợp lệ. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nguồn vàng, đồng thời cơ quan quản lý cũng sẽ giám sát chặt để ngăn ngừa những hành vi trục lợi, sản xuất ngoài số lượng yêu cầu gia công.

"Sẽ không còn cơ chế cấp quota dập đúc nữa, số lượng sản xuất bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào mục tiêu điều hành thị trường của Ngân hàng Nhà nước. Về lâu dài, không nên khuyến khích mua bán vàng miếng, mà để cho tài sản này chuyển hóa thành tiền tệ phục vụ sản xuất kinh doanh", nguồn tin trên cho biết.

Gần một tháng nay, kể từ khi nghị định kinh doanh vàng có hiệu lực, người dân gặp nhiều khó khăn khi muốn bán lại những miếng vàng bị cong vênh, móp méo. Các cửa hàng đưa ra lý do SJC ngừng nhận gia công vì vậy đều rất dè dặt mua vào, nếu có thì theo hướng rất khó khăn, có nơi mua với giá vàng nguyên liệu (thấp hơn cả triệu đồng so với giá vàng miếng niêm yết), có nơi mua nguyên giá như thu phí gia công 500.000 đồng một lượng. Tuần này, do sức ép dư luận, các công ty đã điều chỉnh lại, SJC cũng niêm yết giá gia công 50.000 đồng, nhưng không cam kết quyết định này sẽ kéo dài tới bao giờ.


Bình Thạnh Resco - Theo VnExpress


Trang      Về trước ...   6    7    8    9    10  11   12    13    14    15    16    17  ...    Trang kế

Thành viên đăng nhập



Sàn giao dịch BĐSXem tất cả

Đang cập nhật thông tin

Thông tin tỉ giá

  Tỷ giá (Exchange rate)
(Vietcombank)
 
(Sacombank)