Tỷ giá tăng cao: Doanh nghiệp gặp khó

ỷ giá USD/VND đang diễn biến phức tạp theo chiều hướng tăng cao so với tỷ giá niêm yết chính thức. Tình trạng này không có gì bất ngờ vì từ quý 3 năm nay, các chuyên gia tài chính đã cảnh báo trước nguy cơ này. Tuy nhiên, việc đối phó hầu như không đem lại kết quả như mong muốn.

  • Chênh lệch “trong, ngoài”

Không phải đến thời điểm này, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do mới cao hơn tỷ giá chính thức ở các ngân hàng thương mại (NHTM), mà từ đầu tháng 9 giá USD đã khá cao. Theo Cục Thống kê TPHCM, chỉ số giá USD tháng 10 tăng 0,89% so tháng 9, tăng 7,51% so với tháng 10-2009. Cuối ngày 28-10, giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh, chênh lệch hơn 800 đồng/USD so với tỷ giá chính thức.

Tại các điểm thu đổi ngoại tệ ở khu vực trung tâm TPHCM, giá USD lên tới 20.250 VND/USD (thu vào) và 20.350 VND/USD (bán ra) trong lúc tỷ giá mua bán USD niêm yết ở các NHTM vẫn dao động quanh 19.480 - 19.500 VND/USD. Ngày 29-10, giá USD ở thị trường tự do lại vọt lên mức 20.400 - 20.450 VND/USD! Đến ngày 1-11, giá USD tự do đã lên tới 20.500 đồng!

Giá USD tăng cao đã gây khó cho các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu. Giám đốc một công ty thương mại, than thở: Công ty tôi mới thanh toán một hợp đồng nhập khẩu thiết bị nội thất trị giá 50.000 USD. Ngân hàng thanh toán buộc chúng tôi phải mua USD ngoài thị trường tự do chứ không có USD bán theo giá niêm yết. Do vậy, với mỗi USD, công ty thiệt hại 500 đồng.

Tỷ giá USD/VND tăng thường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và DN xuất khẩu hàng hóa sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, “nguyên lý” này lại không đúng hoàn toàn với nước ta. Trong thời gian dài Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Bên cạnh đó, phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu chủ lực của nước ta đều phải nhập khẩu. Giá trị nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao trong giá bán, đến 70% (dệt may, da giày), 80% (thủy sản), 90% (dược phẩm)…

Vì vậy, không những các DN nhập khẩu “đau đầu” với tỷ giá mà các doanh nghiệp xuất khẩu cũng khổ sở không kém. Ngoài chi phí đội lên nhưng lợi nhuận giảm xuống, DN còn phải mất khá nhiều thời gian với những thủ tục quyết toán sao cho hợp lệ.

  • Bình ổn, kiểm soát thị trường

Tỷ giá tăng nóng không phải chuyện mới ở nước ta. Tình trạng này rơi vào giai đoạn hiện nay cũng đã nằm trong dự báo của các chuyên gia kinh tế. Đây là hệ quả của việc tín dụng ngoại tệ tăng trưởng nóng trong những tháng trước đây, và lúc này là thời điểm nhu cầu ngoại tệ tăng cao do đáo hạn vốn vay. 9 tháng đầu năm nay, tín dụng ngoại tệ ở TPHCM tăng đến 36,4% so với đầu năm (trong khi tỷ lệ tương ứng ở VND chỉ 9,4%), 10 tháng lại tăng đến 37,7% so với cùng kỳ năm 2009! Cầu USD cao tất nhiên sẽ đẩy tỷ giá tăng lên. TS Phạm Đỗ Chí, nguyên chuyên gia cao cấp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã đẩy nhu cầu USD (để nhập lậu vàng) tăng, góp phần đẩy tỷ giá vọt lên.

Để có thể giải quyết được tình hình tỷ giá tăng cao hiện nay cũng như hai tháng còn lại của năm, theo TS Phạm Đỗ Chí, NHNN nên thông báo công khai mức dự trữ ngoại hối và những giải pháp quan trọng nhằm ổn định thị trường ngoại hối. PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, cho rằng, USD đang bị làm giá và tác động đến tâm lý người dân nên tỷ giá liên tục tăng. Do vậy, các cơ quan quản lý tiền tệ nên vào cuộc để bình ổn thị trường ngoại tệ thông qua việc kiểm soát, giám sát, chống đầu cơ đẩy tỷ giá trên thị trường chợ đen.

Resco Bình Thạnh - Theo Sài Gòn Giải Phóng


Trang      Về trước ...   17    18    19    20    21  22   23    24    25    26    27    28  ...    Trang kế

Thành viên đăng nhập



Sàn giao dịch BĐSXem tất cả

Đang cập nhật thông tin

Thông tin tỉ giá

  Tỷ giá (Exchange rate)
(Vietcombank)
 
(Sacombank)