Bồi thường nhà cũ ở khu quy hoạch “treo” thế nào?

Quyết định 68 của UBND TP.HCM về cấp phép xây dựng trên địa bàn TP có hiệu lực từ ngày 24-9 quy định: tại các khu vực đã có quy hoạch được duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi đất (quy hoạch “treo”) của cơ quan có thẩm quyền thì người dân được cấp phép xây dựng tạm.


Một căn nhà xây dựng theo giấy phép tạm tại khu Bình Quới - Thanh Đa, Bình Thạnh - Ảnh: K.Yên

Tùy theo mục đích quy hoạch dự án mở rộng đường, làm đường dự phóng, khu cây xanh, bệnh viện... mà người dân được cấp phép xây dựng bán kiên cố một tầng hay xây dựng tối đa đến 5 tầng.

Nên đền bù theo hiện trạng

Một số ý kiến cho rằng lâu nay người dân sống trong các khu quy hoạch “treo” đã thiệt thòi vì cuộc sống bị ảnh hưởng, nhà đất khó mua bán, chuyển nhượng... Việc kéo dài tình trạng quy hoạch “treo” không phải do lỗi của dân. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền nên cân nhắc, cấp phép cho người dân xây dựng tạm với quy mô vừa phải và tính đền bù đối với nhà tạm xây mới này. Thế nhưng mới đây, phó giám đốc Sở Xây dựng TP Quách Hồng Tuyến lại cho biết khi triển khai các dự án, cơ quan chức năng sẽ xem xét đền bù theo quy định đối với nhà cũ (đã tháo dỡ trước khi xây dựng tạm). Những công trình người dân mới xây dựng tạm để ở thì không được đền bù.

Nhiều người dân thắc mắc: công trình mới không được đền bù, trong khi công trình cũ đã tháo dỡ, vậy cơ sở nào để đền bù cho người dân?

Trưởng phòng quản lý đô thị một quận trung tâm cho biết hiện nay trên địa bàn TP có rất nhiều khu quy hoạch “treo”, có những khu quy hoạch kéo dài 5-10 năm vẫn chưa triển khai. Do vậy, nhu cầu sửa chữa, xây dựng mới nhà ở của người dân tại các khu vực trên rất lớn. Thế nhưng đến nay TP vẫn chưa có hướng dẫn việc xử lý đối với nhà cũ ra sao và cơ quan nào sẽ làm công việc này.

Nếu TP không có hướng dẫn thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng mỗi nơi thực hiện mỗi kiểu, khiến người dân bị thiệt thòi vì nhà mới xây dựng tạm thì không được đền bù, còn nhà cũ đã tháo dỡ thì không có gì làm bằng chứng để đền bù.

Một cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q.Tân Phú đề xuất nên dựa vào bản vẽ nhà cũ để đền bù.

Theo quy định hiện nay, khi làm thủ tục xin phép xây dựng tạm ở khu quy hoạch “treo”, trong hồ sơ phải có bản vẽ hiện trạng căn nhà cũ. Bản vẽ này sắp tới phải thể hiện chi tiết hơn về diện tích căn nhà, số tầng, vật liệu sử dụng, thời gian sử dụng... giống như những thông tin kê khai để đền bù giá trị căn nhà tại các dự án khác. Sau khi nhận bản vẽ, các phòng quản lý đô thị tiến hành kiểm tra hiện trạng, đối chiếu với các thông tin đã được người dân kê khai, làm cơ sở đền bù.

Ông Trần Quốc Tuấn, trưởng Phòng tài nguyên - môi trường Q.Tân Bình, cho rằng để đảm bảo tính pháp lý, người dân nên ký vào bản vẽ nhà cũ và cơ quan chức năng sau khi kiểm tra cũng xác nhận vào bản vẽ. Bản vẽ này được xem là bản cam kết về hiện trạng căn nhà cũ để tính giá trị đền bù, hạn chế phát sinh những tranh cãi về sau.
Resco Bình Thạnh - Theo Địa Ốc TTO


Trang   1   2    3    4    5    6    7    8    9    10    11    12  ...    Trang kế

Thành viên đăng nhập



Sàn giao dịch BĐSXem tất cả

Đang cập nhật thông tin

Thông tin tỉ giá

  Tỷ giá (Exchange rate)
(Vietcombank)
 
(Sacombank)