Nhà ở công nhân - mới tập trung ở khâu quy hoạch
Kết quả kiểm tra 4 địa phương là Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình cho thấy, chỉ có 1 dự án nhà ở công nhân được triển khai. Trong khi đó, doanh nghiệp lại chưa mặn mà với nhà ở thu nhập thấp, nhà ở thương mại thì kém phát triển.
Doanh nghiệp chưa mặn mà với nhà ở thu nhập thấp Theo kết quả làm việc của Đoàn công tác Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường BĐS tại 4 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình, đến thời điểm 15/10/2010, chỉ có 1 dự án thuộc tỉnh Nam Định được triển khai, các địa phương còn lại chỉ dừng ở khâu qui hoạch hoặc chuẩn bị mặt bằng. Trong các nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai quĩ nhà này, có xuất phát từ việc hiểu nội dung tinh thần của Quyết định số 66 và các văn bản có liên quan, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với chính sách phát triển nhà ở công nhân tại các địa phương chưa sâu sắc. Đa số các tỉnh chưa có báo cáo về nhu cầu chỗ ở của công nhân tại các Khu công nghiệp và số lượng công nhân hiện tại đã có chỗ ở. Trong khi đó, việc khảo sát, thống kê nhu cầu nhà ở của công nhân và tuyên truyền mời gọi các nhà đầu tư tham gia tạo lập quĩ nhà ở cho công nhân cần được quan tâm đúng mức. Đối với nhà ở thu nhập thấp, nhận định của đoàn công tác cho thấy, các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình thị trường bất động sản không sôi động, mặt bằng giá đất, giá nhà không cao như ở Hà Nội hoặc các tỉnh giáp ranh xung quanh Hà Nội. Do đó các doanh nghiệp chưa “ mặn mà” đầu tư nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp. Hiện mới chỉ có tỉnh Hà Nam có 1 dự án, qui mô 18 tầng với hơn 20 nghìn m2 sàn được xây dựng do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Lộc là chủ đầu tư tại thành phố Phủ Lý, hiện công trình đã xây dựng xong phần móng. Đáng chú ý là các dự án nhà thương mại, kinh doanh bất động sản tại 4 tỉnh trên cũng không có gì sáng sủa. Điển hình như thành phố NamĐịnh, trong số 3 dự án Khu đô thị mới (là Hòa Vượng 55,4 ha; Mỹ Trung 179,8ha và Thống Nhất 63,9 ha), chỉ có dự án Hòa Vương đã có nhà để bán, 2 dự án còn lại đang triển khai. Nhìn chung khả năng tiêu thụ các loại hình nhà ở chậm, chưa có sàn giao dịch bất động sản đạt chuẩn được cấp phép theo qui định. Tình hình này cũng diễn ra tương tự tại các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình. Nhà ở sinh viên khó khăn do trượt giá Về nhà ở sinh viên, tỉnh Nam định khá chú trọng phát triển khu ký túc xá sinh viên tập trung, trong đó đã khởi công Dự án cụm nhà ở sinh viên tập trung số 1 tại phường Lộc Vượng - thành phố Nam Định. Dự án cụm nhà ở sinh viên tập trung số 2 tại xã Mỹ Xá - thành phố Nam Định thì dự kiến khởi công năm 2011. Tại tỉnh Hưng Yên, cả 3 dự án đã đăng ký đều có các công trình xây xong phần thô, một vài công trình đang hoàn thiện chuẩn bị đưa vào sử dụng. Còn Thái Bình mới chỉ triển khai thực hiện 1 trong số 3 dự án đã đăng ký, Hà Nam thì cũng đã đăng ký 3 dự án… Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của địa phương, đoàn công tác nhận định, khối lượng giải ngân của các dự án đạt từ 80% đến 99%, thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương và một số Sở, ngành, cở sở giáo dục, nơi được giao làm chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã bộc lộ một số bất cập như sự phối hợp giữa các sở chuyên môn với các cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ, các địa phương chưa có báo cáo về số lượng sinh viên đã được bố trí trong các Ký túc xá và tỷ lệ đáp ứng về chỗ ở so với năng lực thiết kế của các dự án đang triển khai. Ở một vài dự án do các đơn vị đào tạo là chủ đầu tư thủ tục đầu tư triển khai chậm. Một số dự án chưa báo cáo về tiến độ chuẩn bị đầu tư các công trình hạ tầng đồng bộ với các khối nhà ở để đảm bảo cho việc vận hành công trình và dịch vụ sinh hoạt hàng ngày của sinh viên khi công trình đưa vào sử dụng. Thậm chí, trong quá trình thực hiện đầu tư nảy sinh một số khó khăn như trượt giá vật tư nhân công; qui mô và chiều cao công trình thuộc các dự án không đồng đều nên suất đầu tư của mỗi m2 ở cũng khác nhau. Một số dự án đã chuẩn bị xong mặt bằng và phê duyệt dự án nhưng vẫn chưa được cấp vốn… Resco Bình Thạnh - Theo Dân Trí Thông tin khác |
Thành viên đăng nhậpSàn giao dịch BĐSXem tất cả
Đang cập nhật thông tin Thông tin tỉ giá Tỷ giá (Exchange rate)
(Vietcombank)
|