Nhà đã hóa giá, mua thêm phần dôi dư thế nào?

Tại TP.HCM, nhiều người đã được mua nhà sở hữu nhà nước (gọi tắt là hóa giá nhà) nhưng diện tích được cấp giấy chủ quyền ít hơn diện tích thực tế đang sử dụng. Người dân muốn mua thêm phần diện tích chênh lệch này phải làm sao?

Ông Đỗ Phi Hùng - phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM - cho biết:

Sở Xây dựng TP và các sở ngành khác đã kiến nghị UBND TP giải quyết phần diện tích dôi dư cho người dân sử dụng và đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND TP. Ngoài ra, theo yêu cầu của UBND TP, Sở Xây dựng đang yêu cầu các quận, huyện thống kê có bao nhiêu người dân mua nhà thuộc diện trên để báo cáo UBND TP xem xét, nhưng hướng là sẽ tiếp tục giải quyết cho dân.

Resco Bình Thạnh - Theo Địa Ốc TTO

* Vì sao có tình trạng dôi dư diện tích như trên, thưa ông?

Có nhiều nguyên nhân: do quy định trước đây (trước ngày 5-7-1994, thời điểm ban hành nghị định 61 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở) chỉ bán nhà mà không bán đất, do quy định giới hạn diện tích bán đất ở (chỉ bán phần diện tích trong định mức), trước đây cơ quan chức năng đo vẽ sai hoặc người dân tự cơi nới thêm phần diện tích chung để sử dụng. Nếu phần diện tích dôi dư đó không có ai tranh chấp, đã sử dụng ổn định nhiều năm thì TP sẽ bán cho người sử dụng.

* Giá bán phần diện tích dôi dư tính theo bảng giá đất quy định hay theo giá thị trường? Người dân có phải lập thủ tục như khi mua nhà sở hữu nhà nước lần đầu?

Sở Xây dựng TP đã đề xuất UBND TP phương án giá và UBND TP đang kiến nghị với các bộ ngành liên quan. Tuy nhiên, đến nay các bộ ngành chưa trả lời, do vậy phải tiếp tục chờ.

Do người sử dụng đã mua một phần diện tích nên cơ quan chức năng chỉ công nhận bổ sung diện tích dôi dư, sau đó đóng thêm tiền sử dụng đất, không phải làm thủ tục như trường hợp hóa giá nhà lần đầu. Trường hợp này cũng không tính ngày 31-12-2010 là thời điểm cuối cùng nhận hồ sơ như người chưa hóa giá nhà. Người dân chờ đến khi có quy định giá bán thì nộp hồ sơ cho các cơ quan chức năng để được xem xét, giải quyết.

* Hiện nay một số cơ quan lấy lý do chung cư cũ, xuống cấp để ngưng hóa giá căn hộ cho người dân dù hồ sơ đủ điều kiện hóa giá. Theo ông, việc ngưng hóa giá như vậy có đúng quy định?

Nguyên tắc chung là khi nào có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền mới ngưng hóa giá nhà thuộc sở hữu nhà nước. Trường hợp có kết quả kiểm định chất lượng chung cư xuống cấp nhưng chưa có chủ trương làm dự án, chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì vẫn hóa giá cho người dân bình thường. Nếu chung cư xuống cấp nghiêm trọng, cần tháo dỡ khẩn cấp thì phải xin chủ trương của UBND TP để có văn bản thu hồi đất, triển khai dự án, khi đó mới ngưng hóa giá nhà.


Trang      Về trước   1    2    3    4    5  6   7    8    9    10    11    12  ...    Trang kế

Thành viên đăng nhập



Sàn giao dịch BĐSXem tất cả

Đang cập nhật thông tin

Thông tin tỉ giá

  Tỷ giá (Exchange rate)
(Vietcombank)
 
(Sacombank)